Hướng dẫn giải bài tập trong toán lớp 6 tập 1 phép cộng và phép nhân chi tiết nhất
Ôn tập lý thuyết về phép cộng và phép nhân
Một số dạng bài tập liên quan lớp 6 thường gặp
Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 6 tập 1 phép cộng và phép nhân
Hoc10 - Tủ sách số hóa đa năng dành cho học sinh & giáo viên
Phép cộng và phép nhân là các phép tính mà học sinh lớp 6 nào cũng đã từng học ở giai đoạn tiểu học. Tuy nhiên, so với thời tiểu học, thì kiến thức của các phép tính này ở lớp 6 sẽ có phần khó hơn. Vì vậy, để giúp các bạn học sinh lớp 6 xử lý tốt những dạng bài tập về phép tính này. Thì sau đây là những dạng toán liên quan, cùng cách giải một số bài tập trong toán lớp 6 tập 1 phép cộng và phép nhân mà bạn có thể tham khảo.
Ôn tập lý thuyết về phép cộng và phép nhân
Trước khi đến với cách giải các bài tập liên quan về phép cộng và phép nhân. Thì để thuận lợi cho quá trình giải quyết bài tập, các bạn cần hiểu rõ và nắm vững những kiến thức thuộc về hai phép tính này. Vì vậy, để giúp các bạn học sinh lớp 6 ôn luyện lại phép cộng và phép nhân, bài viết xin chia sẻ một số lý thuyết liên quan sau đây.
Lý thuyết về tổng và tích của hai số tự nhiên
Để giúp các bạn hiểu rõ hơn về phép cộng và phép nhân. Sau đây là lý thuyết về tổng và tích của hai số tự nhiên mà bạn có thể ôn luyện:
Tổng hai số tự nhiên
Tổng hai số tự nhiên chính là phép cộng của hai số tự nhiên bất kỳ, mà khi tính toán sẽ cho ra kết quả là một số tự nhiên duy nhất. Là phép tính tồn tại dưới dạng a + b = c (với a, b là số hạng và c là tổng).
Ví dụ: 15 + 5 = 20. Trong đó, 15 và 5 là số hạng, 20 chính là tổng (hay còn gọi là kết quả của phép tính).
Tích hai số tự nhiên
Tích hai số tự nhiên là phép nhân hai số tự nhiên bất kỳ, mà khi tính toán sẽ cho ra kết quả là một số tự nhiên duy nhất. Phép tính được tồn tại dưới dạng a b = c (trong đó, a và b là các thừa số, c là tích).
Ví dụ: 4 5 = 20. Trong đó, 4 và 5 là các thừa số, 20 là tích (hay còn gọi là kết quả của phép tính).
Một số tính chất của hai phép tính
Để có thể làm được các dạng bài tập liên quan đến phép cộng và phép nhân. Các bạn cần phải lưu ý và nhớ kỹ những tính chất của nó. Cụ thể, sau đây là một số tính chất quan trọng trong phép nhân và phép cộng mà bạn cần học thuộc.
Tính chất giao hoán
Tính chất giao hoán là tính chất đầu tiên và cơ bản của phép cộng cũng như phép nhân. Cụ thể, tính chất này sẽ được phát biểu như sau:
-
Khi trao đổi các số hạng trong một tổng, thì tổng cũng sẽ không thay đổi.
-
Khi trao đổi các thừa số trong một tích, thì tích cũng không thay đổi.
Ví dụ: 2 + 3 = 3 + 2 = 5; 2 3 = 3 2 = 6.
Tính chất kết hợp
Tính chất tiếp theo của các phép tính này chính là tính chất kết hợp. Cụ thể, tính chất này sẽ được phát biểu như sau:
-
Muốn cộng một tổng (gồm hai số) với một số thứ ba, ta có thể lấy số thứ nhất cộng với tổng của hai số còn lại (số thứ hai và thứ ba).
-
Muốn nhân một tích (gồm hai số) với một số thứ ba, ta có thể lấy số thứ nhất nhân với tích của hai số còn lại (số thứ hai và thứ ba).
Ví dụ: (2 + 3) + 5 = 2 + (3 + 5) = 10; (2 3) 2 = 2 (3 2) = 12
Tính chất phân phối
Tính chất phân phối của phép nhân với phép cộng là tính chất khá quan trọng. Đây là tính chất thường xuất hiện trong các đề thi. Vì vậy, các bạn cần thường xuyên lưu ý dạng tính chất này.
Thực chất, tính chất này được phát biểu như sau: “Muốn nhân một tổng với một số, ta có thể lấy số đó nhân từng số trong một tổng. Sau đó, cộng các kết quả lại là ta sẽ có được kết quả cuối cùng”.
Ví dụ: 2 (3 + 2) = 2 3 + 2 2 = 10
Một số dạng bài tập liên quan lớp 6 thường gặp
Sau khi các bạn đã nắm rõ những lý thuyết cơ bản và tính chất của phép cộng, phép nhân. Thì để có thể làm được các bài tập liên quan một cách dễ dàng. Các bạn cần phải nhận diện được những dạng bài tập trong phép toán này,
Dạng 1: Thực hiện phép tính
Để có thể làm được các bài tập dạng 1, bạn có thể tiến hành cộng hoặc nhân các số theo “hàng dọc” hoặc là theo “hàng ngang”. Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng máy tính bỏ túi để giải bài toán dạng này (với điều kiện là bài toán đó cho phép bạn sử dụng công cụ máy tính).
Dạng 2: Áp dụng các tính chất để tính nhanh
Khi các bạn gặp dạng toán áp dụng tính chất phép tính. Đầu tiên, bạn cần quan sát và phát hiện những đặc điểm của các thừa số hay số hạng. Sau đó, phân tích và tìm ra được tính chất phù hợp nhất với phép tính. Từ đó, có thể tính toán và ra kết quả một cách nhanh chóng nhất.
Dạng 3: Tìm số chưa biết trong một phép tính
Để có thể làm được dạng bài tập này, các bạn cần nắm vững mối quan hệ giữa các con số trong phép tính. Ví dụ như muốn tìm thừa số chưa biết, ta lấy tích chia cho thừa số đã biết.
Dạng 4: Viết dưới dạng một tổng hoặc một tích cho một số
Bài toán viết một số dưới dạng một tổng hoặc một tích khá là dễ. Các bạn có thể dễ dàng viết được một số tự nhiên dưới dạng tổng của hai hay nhiều số hạng. Hoặc dạng tích của hai hoặc nhiều thừa số.
Dạng 5: Tìm chữ số chưa biết trong phép tính
Để tìm chữ số chưa biết trong phép cộng và phép nhân, các bạn cần tính lần lượt từ phải sang trái theo cột (chú ý trường hợp có nhớ). Sau đó, dựa vào các tính chất của phép tính để tìm ra con số chưa biết này.
Dạng 6: So sánh hai tổng hoặc hai tích mà không dựa vào kết quả
Để so sánh hai phép tính mà không cần dựa vào kết quả, các bạn có thể quan sát và sử dụng những đặc điểm của từng số trong tổng hoặc tích. Sau đó, dựa vào những tính chất đã được chia sẻ ở trên để rút ra kết luận cuối cùng.
Dạng 7: Tìm số tự nhiên có nhiều chữ số khi biết trước điều kiện xác định của các chữ số trong đó
Để làm được dạng 7 thì chỉ có cách là dựa vào điều kiện cho trước để xác định các con số. Tuy nhiên, thường thì đề bài đã cho điều kiện cụ thể, rõ ràng. Vì vậy, các bạn cũng không cần phải quá lo lắng về dạng bài này.
Xem thêm: Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 6 tập 1 phép trừ và phép chia chi tiết nhất
Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 6 tập 1 phép cộng và phép nhân
Sau khi đã nhận diện được các dạng bài tập cơ bản và thường xuất hiện trong đề thi. Để có thể áp dụng và xử lý tốt các bài tập, bạn có thể cùng bài viết đi giải quyết những bài toán trong phép cộng và phép nhân lớp 6 trang 16 sau đây.
Bài 26 trang 16 toán lớp 6 tập 1
Đề: Các quãng đường bộ có số liệu như sau: Hà Nội đến Vĩnh Yên là 54km, Vĩnh Yên đến Việt Trì là 19km, Việt Trì đến Yên Bái là 82km. Tính quãng đường ô tô đi từ Hà Nội đến Yên Bái.
Phương pháp giải:
Quãng đường ô tô đi chính là tổng quãng đường mà ô tô đã đi qua các tỉnh trên. Vì vậy, ta có quãng đường ô tô đi được là:
54 + 19 + 82 = 155 (km).
Vậy, quãng đường ô tô đi từ Hà Nội đến Yên Bái là 155 km.
Bài 27 trang 16 toán lớp 6 tập 1
Đề: Sử dụng các tính chất để tính nhanh những phép tính sau đây:
-
86 + 357 + 14
-
72 + 69 + 128
-
25 5 4 27 2
-
28 64 + 28 36
Phương pháp giải:
-
86 + 357 + 14 = 357 + (86 + 14) = 357 + 100 = 457
-
72 + 69 + 128 = 69 + (72 + 128) = 69 + 200 = 269
-
25 5 4 27 2 = (25 4) 27 (5 2) = 100 27 10 = 27000
-
28 64 + 28 36 = 28(64 + 36) = 28 100 = 2800
Bài 28 trang 16 toán lớp 6 tập 1
Đề: Ở hình 12, đồng hồ chỉ là 9 giờ 18 phút, với hai kim đồng hồ là hai phần, mỗi phần gồm 6 số. Hỏi tổng các số ở mỗi phần là bao nhiêu, em có nhận xét gì?
Phương pháp giải:
Phần 1: 10 + 11 + 12 + 1 + 2 + 3 = 39
Phần 2: 4 + 5 + 6 + 7 + 8 + 9 = 39
Vậy, ta có nhận xét, tổng hai phần đều bằng nhau và bằng 39.
Bài 29 trang 17 toán lớp 6 tập 1
Đề: Điền số thích hợp vào ô trống của bảng dưới đây:
Số thứ tự |
Loại hàng |
Số lượng (quyển) |
Giá đơn vị (đồng) |
Tổng số tiền (đồng) |
1 |
Vở loại 1 |
35 |
2000 |
|
2 |
Vở loại 2 |
42 |
1500 |
|
3 |
Vở loại 3 |
38 |
1200 |
|
Cộng |
Phương pháp giải:
Để tính được tổng số tiền của từng loại hàng, ta lấy số lượng nhân với giá đơn vị. Sau đó, để tính tất cả số tiền nhận được, ta cộng tất cả các tổng số tiền lại với nhau là sẽ ra kết quả.
Như vậy, sau khi thực hiện phép tính. Các bạn sẽ có bảng kết quả như sau:
Số thứ tự |
Loại hàng |
Số lượng (quyển) |
Giá đơn vị (đồng) |
Tổng số tiền (đồng) |
1 |
Vở loại 1 |
35 |
2000 |
70.000 |
2 |
Vở loại 2 |
42 |
1500 |
63.000 |
3 |
Vở loại 3 |
38 |
1200 |
45.600 |
Cộng |
178.600 |
Bài 30 trang 17 toán lớp 6 tập 1
Đề: Tìm x, biết:
-
(x – 34) 15 = 0
-
18 (x – 16) = 18
Phương pháp giải:
-
(x – 34) x 15 = 0 => x - 34 = 0 => x = 34
-
18 (x – 16) = 18 => x - 16 = 18 : 18 = 1 => x = 1 + 16 = 17
Hoc10 - Tủ sách số hóa đa năng dành cho học sinh & giáo viên
Bên cạnh những bài tập liên quan đến phép cộng và phép nhân trong sách giáo khoa. Nếu như các bạn có nhu cầu ôn luyện thêm nhiều dạng toán liên quan hoặc nâng cao hơn. Thì Hoc10 chính là một sự lựa chọn mà bạn không nên bỏ qua.
Hoc10 là một tủ sách số hóa đa năng, được xây dựng và phát triển bởi đội ngũ tác giả giàu kinh nghiệm trong giáo dục. Với hơn 10.000 bài tập về môn toán nói riêng, cũng như các môn học khác nói chúng. Giúp các bạn thỏa sức tham khảo và ôn luyện dễ dàng ngay tại nhà. Bên cạnh đó, với hơn 1.000 video minh họa lý thuyết các bài học. Giúp các bạn dễ dàng tiếp thu thêm nhiều kiến thức mới, từ đó có thể xử lý các bài tập một cách tốt hơn.
Vốn dĩ, đây là một công cụ tiện ích dành cho các bạn học sinh. Tuy nhiên, nhằm giúp hỗ trợ quý thầy cô trong quá trình giảng dạy. Hoc10 đã cho xây dựng “Góc chia sẻ bài giảng” để đăng tải giáo án từ những thầy cô có nhiều năm kinh nghiệm. Từ đó, tạo ra một kho bài giảng điện tử khổng lồ để quý thầy cô có thể tham khảo và sử dụng.
Đăng ký tài khoản Miễn Phí để khám phá nhiều điều thú vị về Hoc10 ngay TẠI ĐÂY!
Trên đây là cách giải các bài toán lớp 6 tập 1 phép cộng và phép nhân mà bài viết đã chia sẻ. Với cách giải chi tiết và siêu đơn giản, hy vọng những nội dung trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình ôn luyện phép toán này.
Bài viết mới nhất