go-to-top
icon-frequent-question
img-view-detail

Toán lớp 1 Bài 26 Đơn vị đo độ dài: Chi tiết bài tập và các dạng toán thường gặp!

icon-color15/02/2023icon-viewers2915
Ngân Hà

icon-folderMục lục bài viết
1

Ôn tập các đơn vị đo độ dài toán lớp 1

2

Các dạng bài tập đơn vị đo độ dài toán lớp 1

3

Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 1 bài 26 đơn vị đo độ dài

4

Hoc10 - Tủ sách số hóa đa năng dành cho học sinh & giáo viên

Đơn vị đo độ dài là một trong những kiến thức căn bản và vô cùng quan trọng trong hình học. Từ khi tiểu học, các bé đã được làm quen và nắm vững các đơn vị đo độ dài có trong toán học. Để hiểu thêm về kiến thức này, sau đây hãy cùng tìm hiểu về các dạng toán lớp 1 bài 26 đơn vị đo độ dài cũng như một số bài tập hỗ trợ.

Ôn tập các đơn vị đo độ dài toán lớp 1

Đối với toán lớp 1, các bé sẽ được làm quen cũng như học về đơn vị đo độ dài cơ bản và thường gặp trong các bài toán hình học. Trong bài 26, bé sẽ được làm quen với đơn vị đo độ dài đó chính là Xăng-ti-met (cm). Bài học, bé cần nhớ được những kiến thức cơ bản như sau:

  • Bước 1: Cách đo độ dài bằng một số phương pháp quy ước thông dụng, như: Đo độ dài qua gang tay, sải tay, bước chân, sải tay… và trẻ có thể thực hành đo độ dài một số đồ vật thân thuộc.

  • Bước 2: Hiểu được phương pháp quy ước trên chỉ mang tính ước lượng và không chuẩn xác, thay vào đó, bé cần sử dụng các dụng cụ đo chuẩn hơn.

  • Bước 3: Tư duy sử dụng đo bằng đơn vị chuẩn, vì những phương pháp đo trên không chuẩn xác. Nên để biết được độ dài của một vật là bao nhiêu, trẻ sẽ hình thành khái niệm cách đo đúng bằng thướcsử dụng đơn vị xăng-ti-met (cm) để đọc độ dài.

Các dạng bài tập đơn vị đo độ dài toán lớp 1

Đối với các bé lớp 1, kiến thức về những đơn vị đo độ dài còn tương đối mới mẻ và hầu như bé chưa từng được học qua. Thế nên, để việc làm bài tập cũng như bé nhớ được lâu hơn, sau đây hãy cùng điểm qua một số dạng bài tập thường gặp:

Dạng 1: Đo độ dài bằng gang tay, sải tay,...

Đối với dạng bài tập này, bé sẽ dùng gang tay, sải tay hay bước chân,... để đo độ dài của một số đồ vật xung quanh. Chẳng hạn như: Cái bài, bức tường, cánh cửa,... tuy nhiên, dạng toán này không đưa ra độ dài chính xác mà sẽ giúp bé hình dung được về cách đo thông thường.

Dạng toán đo độ dài bằng gang tay, sải tay,.... (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Dạng 2: Đọc số đo độ dài

Với dạng toán này, trẻ sẽ đọc số đo độ dài thông qua việc quan sát. Phần cạnh của thước sẽ được đặt dọc theo đoạn thẳng và một điểm của đoạn thẳng sẽ được đặt trùng với vạch chỉ 0 cm ở trên thước. Còn phần vạch còn lại trùng với vạch chỉ số đo là bao nhiêu xăng-ti-met (cm) trên thước thì đó chính là độ dài của đoạn thẳng cần đo. Sau đó, bé cần đọc chỉ số trên thước và đi kèm với xăng-ti-met.

Dạng 3: Dùng thước thẳng để đo độ dài

Dạng toán cuối cùng mà trẻ cần nắm đó chính là đo độ dài đoạn thẳng bằng thước đã có chia vạch xăng-ti-met (cm). Đầu tiên, bé cần đặt cạnh của thước trùng với đoạn thẳng cần đo và điểm đầu của đoạn thẳng trùng với điểm 0 cm trên thước. Điểm còn lại trùng vào vạch nào của thước thì đó chính là phần độ dài đoạn thẳng mà bé cần đo.

Xem thêm: Phép trừ dạng 39 - 15: Mẹo hay dạy toán lớp 1 cho trẻ mà cha mẹ nên biết!

Sử dụng thước thẳng để đo độ dài. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Hướng dẫn giải bài tập toán lớp 1 bài 26 đơn vị đo độ dài

Để bé có thể hiểu thêm về những dạng toán cũng như nắm được các đơn vị, bè cần thường xuyên luyện tập và giải các bài toàn. Sau đây, hãy cùng tìm hiểu về hướng dẫn giải bài 26 đơn vị đo độ dài lớp 1 nhé!

Bài 1 trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK)

Đề bài: Bạn nào đặt thước đo đúng?

Đề bài tập 1 trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời giải:

Thước đo và vật đo cần phải đặt thẳng hàng với nhau, đầu của vật cần đo cần phải đặt vào ô số 0 cm ở trên thước. Thế nên, Nam là người đặt đúng.

Bài 2 trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK)

a)

Đề bài: Đo độ dài của mỗi cây bút

Đề bài tập 2a trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời giải: Dùng thước có xăng-ti-met (cm) và đặt thẳng hàng với vật cần đo, sau đó đọc số cm tính từ đầu cho đến đuôi của vật cần đo.

Lời giải bài tập 2a trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

b)

Đề bài: Trong các cây bút trên, bút nào dài nhất, bút nào ngắn nhất?

Lời giải: Dựa vào kết quả đã đo được ở câu a, ta thấy cây bút nào có số xăng-ti-mét lớn hơn nhất thì nó là cây dài nhất, cây có số xăng-ti-mét nhỏ nhất là cây bé nhất. Vậy cây dài nhất là cây thứ 2 và cây lớn nhất là cây cuối cùng.

Lời giải bài tập 2b trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài 3 trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK)

Đề bài: Ước lượng độ dài mỗi cây bút rồi dùng thước có vạch chia xăng-ti-mét để đo đúng.

Đề bài tập 3 trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời giải: Đối với việc ước lượng, bé có thể dùng gang tay để đo và ước lượng số cm và không cần quá chính xác. Còn để đo độ dài, bé hãy dùng thước để đo và ghi lại kết quả.

Lời giải bài tập 3 a,b trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời giải bài tập 3 c,d trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Bài 4 trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK)

Đề bài: Mỗi băng giấy dài bao nhiêu xăng-ti-mét?

Đề bài tập 4 trang 34 Toán lớp 1 tập 2 (SGK). (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Lời giải: Bé hãy dựa vào hình vẽ đã cho, mỗi ô vuông sẽ có độ dài các cạnh là 1cm. Vậy độ dài của các băng giấy như sau:

  • Băng giấy đỏ ứng với 6 ô vuông nên có chiều dài là 6cm

  • Băng giấy xanh ứng với 8 ô vuông nên có chiều dài là 8cm

  • Băng giấy vàng ứng với 4 ô vuông nên có chiều dài là 4cm

Hoc10 - Tủ sách số hóa đa năng dành cho học sinh & giáo viên

Để giúp các bé có thể học bài 26 đơn vị đo độ dài toán lớp 1 tốt hơn, phụ huynh có thể cho bé học thêm kiến thức trên website của Hoc10. Được biết đến là một tủ sách được số hóa từ bộ sách Cánh Diều đã được Bộ Giáo Dục công nhận và đảm bảo về chất lượng. Bên cạnh đó, đội ngũ giảng viên và biên tập viên có kinh nghiệm dồi dào, đảm bảo mang đến chương trình học tốt nhất cho các bé.

Hoc10 mang đến kho bài tập vô cùng lớn với hơn 10.000 bài tập tương tác giữa học sinh và giáo viên. Giúp bé có thể làm quen với nhiều dạng toán mới lạ và có các video bài giảng hướng dẫn chi tiết, đảm bảo bé có thể tiếp thu tốt nhất. Những bài kiểm tra cũng được đưa ra thường xuyên, để đánh giá chất lượng học của bé và xây dựng lộ trình phù hợp.

Đăng ký tài khoản Miễn Phí để khám phá nhiều điều thú vị về Hoc10 ngay TẠI ĐÂY!

Hoc10 - Tủ sách số hóa đa năng dành cho học sinh & giáo viên. (Ảnh: Sưu tầm Internet)

Với những thông tin về các dạng bài tập toán lớp 1 bài 26 đơn vị đo độ dài chắc hẳn đã giúp bé hiểu thêm phần nào về kiến thức này. Các đơn vị đo trong toán học và cách đo là những kiến thức rất cơ bản mà trẻ cần phải nắm. Ngoài ra, trẻ cũng cần luyện tập thường xuyên để ghi nhớ kiến thức lâu hơn.



Bài viết mới nhất

Logo Hoc10